Chăn nuôi
Ý tưởng kinh doanh côn trùng xuất khẩu
Ý tưởng kinh doanh này tập trung vào việc tìm hiểu kinh doanh những loại côn trùng có giá trị cao. Ý tưởng kinh doanh nuôi côn trùng này rất phù hợp với những bác đang có đất trống bỏ không chưa đẩy được (vì đầu cơ).Trị trường côn trùng làm cảnh có giá trị hơn 60 triệu USD mỗi năm, Việt Nam là nước có đa đạng sinh học cao, hòan toàn có thể chiếm một miếng bánh lớn của thị trường này. Nếu làm tốt, ý tưởng kinh doanh này có thể đem lại một khoảng thu nhập tương đối lớn, và có thể mở rộng sang kinh doanh các loại sinh vật khác. Nếu thành công, đây sẽ là lĩnh vực kinh doanh đem lại hiệu quả rất cao vì diện tích trại không cần lớn, côn trùng nhỏ bé nên cũng không tốn nhiều thức ăn, tốc độ sinh sản của côn trùng thường là rất nhanh. Phân tích nhu cầu: -Tham khảo những trang bán côn trùng của nước ngoài sẽ thấy có những con côn trùng được bán với giá hơn 700 USD một con. Ngay trong nước, những cặp côn trùng có giá trị cũng bán được 5, 6 triệu cho các đầu nậu, có những con bướm được bán với giá vài trăm USD, nếu có thể bảo đảm nguồn hàng, có thể liên hệ với các cửa hàng chuyên bán những sản phẩm này để xuất khẩu. -Khách hàng giàu có ở châu Âu rất thích thả bướm trong các dịp sinh nhật, đám cưới hoặc lễ rửa tội -Trẻ em nước ngoài thường nuôi côn trùng làm cảnh, từ nhện, bò cạp, bọ cánh cứng, bươm bướm, … (giống như chúng ta nuôi chó cưng vậy).
Một số gợi ý: - Cái khó khăn nhất của ý tưởng kinh doanh này là giống và kỹ thuật nuôi, để đơn giản, có thể bắt đầu bằng nuôi bướm, rồi mở rộng sang các loại khác. Ở Đà Lạt cũng đã có trang trại nuôi bướm, có thể tham quan học hỏi. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi bằng các tài liệu của nước ngoài. - Phải tránh xa khu vực canh tác của nông dân vì đám côn trùng có thể bị chết oan vì thuốc trừ sâu. - Nên kết hợp làm địa điểm tham quan để tăng hiệu quả kinh tế (có thể bán cho khách tham quan). - Có thể thuê đất trong các khu vui chơi giải trí (kiểu như Vinpearl, Đại Nam, suổi Tiên, Mandagui….) để làm. - Cần làm một trang web giới thiệu các loại côn trùng đang nuôi bằng tiếng Anh để tiện giao dịch. - Bò cạp có thể nhập về từ các trại nuôi bò cạp, chỉ đứng trung gian xuất khẩu. - Có thể vào những trang bán côn trùng, chọn ra những loại có giá trị cao và có xuất xứ từ Việt Nam, hay Đông Nam Á để nghiên cứu cách nuôi, nhân giống. (Cách đây vài tháng, khi đến khu du lịch núi Bà Nà của Đà Nẵng, Thăng cũng thấy một con xén tóc loại trắng đốm đen, loại này trên mạng được bán khoảng 120 USD một con). Khó khăn: nếu quyết định đầu tư cho ý tưởng kinh doanh này phải tìm hiểu kỹ trước khi nuôi một số loại côn trùng có vòng đời sinh trưởng khá dài, khó kiếm tài liệu hướng dẫn nuôi. Việc nuôi một loai côn trùng hoàn toàn mới lạ là không dễ dàng. Đọc thêm bài nuôi đuông. Hướng mở rộng: khi đã có kinh nghiệm có thể mở rộng sang các nhóm động vật khác như bò sát, lưỡng cư… Bạn nào thích ý tưởng kinh doanh này hãy gửi mail về cho Thăng để tập hợp những người cùng chung chí hướng, hợp tác làm ăn, tránh việc cạnh tranh với nhau sẽ bị nước ngoài ép giá. Ngô Thăng Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh ít vốn nhưng thu nhập tốt Xem thêm: Những ý tưởng kinh doanh ít vốn
|
Ý Tưởng Kinh Doanh – Nuôi đuông
Điểm độc đáo: 7/10, yêu cầu vốn: ít, cần phải thử nghiệm trước. Đuông là đặc sản của miền Tây. Trước đây nhiều người đã thử nuôi đuông dừa nhưng khó nhân rộng vì loại thức ăn của nó là cổ hủ dừa nên không hiệu quả. Cách đây 4 năm, Thăng cũng đã thử dùng công thức nuôi đuông của một đại học ở mỹ có biến đổi một chút. Sau khi trứng nở nuôi khoảng 2 tuần bằng công thức trên thì lớn bằng nửa đầu đũa, sau đó đuông bị chết có lẽ do thức ăn để suốt 2 tuần đã bị chảy nước, lên men. Lúc đó cũng đang bận bịu với cá cảnh nên Thăng không thử lại. Vòng đời của đuông dừa là 4 tháng, từ lúc nuôi cho đến khi đuông lớn có thể bán là 2 tháng. Đuông cái mỗi ngày đẻ 2 đến 3 trứng, mỗi con có thể đẻ 200 đến 300 trứng. Giá đuông giao cho nhà hàng là từ 6 đên 8 ngàn 1 con. (giá sỉ 4 đến 5 ngàn/con), nếu nuôi công nghiệp thành công có thể hạ giá thành nhiều. Cần chú ý bảo đảm độ ẩm (cả môi trường nuôi và thức ăn), nếu không đuông sẽ chết Ở giai đoạn cuối chuẩn bị xuất thương phẩm cần cho đuông ăn mía hoặc cơm dừa để bảo đảm độ thơm ngon (tránh mùi khó chịu của thức ăn công nghiệp). Nếu đuông nuôi ra nhỏ, có thể bỏ cho các quán bình dân, đuông lớn bỏ cho các nhà hàng. Thái Lan thì nuôi đuông bằng cách lấy cành cọ (bẹ), róc bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, xay nhỏ, trộn với thức ăn công nghiệp và chất bảo quản cho nước vào ép lại và cho đuông vào. Chúng ta cũng có thể thử nghiệm cách này. Clip nuôi đuông của Thái: Clip Nuôi đuông 1 Clip Nuôi đuông 2 Xác dừa sau khi nuôi đuông có thể
nghiên cứu dùng làm việc khác như trồng nấm bào ngư, sau đó dùng nuôi trùn quế,
cuối cùng là làm phân bón.
Để nuôi đuông thuận lợi thì nên có các điều kiện sau: + Phải có nguồn giống. + Gần nơi trồng mía, có nguồn bẹ chà là hay dừa (cần thử nghiệm về bẹ dừa) (Thăng đang phân vân là có thể thay chà là bằng dừa nước hoặc vỏ quả dừa non xay hay không, cần phải thử nghiệm và thăm dò phản ứng của thị trường trước khi đầu tư). + Nhiệt độ cao và ổn định (phù hợp với miền nam hơn. + Phải đảm bảo an toàn (tránh đuông thoát ra ngoài thành dịch). Bạn nào có ý định thử nuôi đuông thì hãy liên hệ với Thăng để hợp tác thử nghiệm. Ngô Thăng – RA.com.vn – Ý Tưởng Kinh Doanh info@ra.com.vn |
Nuôi cá cảnh