Ý tưởng kinh doanh - Nuôi cá cảnh
Nuôi
cá cảnh có thể đem lại thu nhập khá cao, chỉ cần khoảng trăm ngàn là đã có thể
bắt đầu. Đã từng nuôi cá cảnh và mở tiệm cá cảnh, Thăng thấy nuôi cá cảnh không
quá khó như nhiều người nghĩ, nếu kiểm soát được chất lượng nước thì vấn đề sẽ
trở nên đơn giản hơn rất nhiều (tiếc là cái này mấy người nuôi cá hay giấu, coi
đó là bí quyết nghề nghiệp vì để có được kinh nghiệm, họ phải trả giá không ít).
Các cuốn sách hướng dẫn nuôi cá cũng không đầy đủ, vì người viết sách không phải
là người nuôi cá, không am hiểu kỹ vấn đề.
Hai
vấn đề khó khăn nhất đối với người nuôi cá cảnh là kiểm soát chất lượng nước và
phòng chữa bệnh, hai vấn đề này có liên quan chặt chẽ với nhau vì khi đã kiểm
soát được chất lượng nước thì cá cũng khoẻ mạnh, ít dịch bệnh, tiết kiệm chi phí
và tăng hiệu quả.
Nếu có ý định kinh doanh nuôi cá cảnh,
bạn phải lưu ý mấy điểm sau:
+
Cẩn thận với nước máy, vì nước máy chứa chất khử trùng, nếu cho trực tiếp vào hồ
cá có thể làm cá bị bỏng mang (biểu hiện là cá bơi lừ đừ sát mặt nước, liên tục
đớp không khí), bị nặng cá có thể chết (nửa tiếng đồng hồ sau khi thay nước có
thể chết gần hết hồ cá, tuỳ từng giống cá) . Nước máy nên để vài ngày hoặc phơi
nắng 1 ngày hay sục khí vài ngày mới cho vào bể cá. Các tiệm cá cũng có bán hoá
chất khử clo trong nước máy, sau 5 phút là có thể cho nước đã xử lý vào bể cá
nhưng Thăng thấy cách này chỉ phù hợp với nuôi chơi vài hồ. Và mỗi lần thay nước
chỉ nên thay 1 phần 3 lượng nước trong hồ, tránh thay đổi môi trường đột ngột làm
cá bị sốc.
+
Phải kiểm soát được độ PH của nước, mỗi loại cá phù hợp với một khoảng PH khác
nhau. Nước có độ PH cao thì ổn định hơn nước có độ PH thấp. Có thể tăng độ PH bằng
cách cho san hô, vôi, hay muối vào hồ (lưu
ý chỉ dùng muối hột, dùng muối iode sẽ làm bỏng mang cá). Sục khí cũng giúp tăng
độ PH, nước giếng mới lấy lên có độ PH khoảng 4 đến 4.5 sau một ngày sục khí độ
PH có thể tăng lên 6.5
+
Phải hiểu được bộ đệm của nước, bộ đệm là các hoá chất có sẵn trong nước (tuỳ từng
vùng sẽ nồng độ khác nhau) giúp cân bằng độ PH của nước ở một khoảng nào đó.
Những người nuôi cá đĩa đẻ cần phải nắm được điểm này. Bình thường có thể giữ độ
PH khoảng 7 cho ổn định, nhưng muốn cá đĩa đẻ phải hạ PH xuống 6 đến 6.5, muốn
hạ được PH cần phải khử bộ đệm, nếu không vài tiếng đồng hồ sau khi bạn bỏ hoá
chất giảm độ PH, nó sẽ tăng lại như cũ. Nhưng khi đã khử bộ đệm, độ PH rất dễ
dao động làm cá bị sốc, nên phải hết sức cẩn thận.
+
Phải hiểu chu trình nitơ
Thức
ăn, chất thải àNH3
(độc) à NO2 (độc) à NO3 (ít độc) à khí nitơ
Các
chất hữu cơ trong nước (như thức ăn, phân cá…) khi phân huỷ sẽ tạo ra amoniac
(gốc NH3), đây là chất độc, một số loại vi khuẩn sẽ biến đổi amoniac thành muối
nitrite (gốc NO2), đây cũng là chất rất
độc, một số loại vi khuẩn sẽ biến đổi muối nitrite thành muối nitrate (NO3) ít độc hơn, và cuối cùng biến đổi thành
khí nitơ thoát ra ngoài. Các hồ cá mới thiết lập, lượng vi khuẩn còn hạn chế, sẽ
không kịp phân huỷ amoniac và muối
nitrite khiến cho cá bị phỏng mang, phải
ngoi lên thở ngáp ngáp, nặng có thể chết. Vì vậy đối với các hồ mới nên lấy một
phần nước, bông lọc, sỏi đá từ hồ đã ổn định sang để bổ sung vi khuẩn. Lúc đầu
cho vào ít cá và cá nhỏ, sau 1 tuần thì bổ sung dần. Thời gian đầu cho cá ăn thật
ít, có bỏ đói cả chục ngày cá cũng chẳng chết, nhưng cho ăn no quá chúng sẽ chết
rất nhanh. Trước đây Thăng có dùng các sản phẩm bổ sung các vi khuẩn có lợi cho
hồ cá, Thăng sẽ trình bày thêm về vấn đề này trong bài môi trường vi sinh của hồ
cá. Cân bằng môi trường vi sinh là yếu tố then chốt mà người nuôi cá chuyên
nghiệp phải nắm, nếu không hiểu vấn đề này thì nước rất trong cá vẫn chết như
thường, thậm chí là chết sớm.
Trong các bài sau Thăng sẽ trình bày một số lưu ý về
môi trường vi sinh, chọn giống cá, chăm
sóc, chữa bệnh…
Ngô Thăng
RA.com.vn – Ý tưỏng kinh doanh