Bản
chất của chứng khoán là bạn góp vốn để đầu tư (bằng việc mua cổ phiếu), cùng
chia sẻ rủi ro và lợi nhận. Rủi ro cao (có thể mất trắng) được bù lại bằng khả
năng đem lại lợi nhận cao. Tuy nhiên nhiều người dùng chứng khoán để đánh bạc chứ
không phải đầu tư.
Năm 2003 Thăng cùng một người
bạn làm đề tài dự đoán giá chứng khoán tại thị trường Việt Nam, cũng có một thời
gian dài bám ở sàn chứng khoán Bảo Việt (khi đó anh Nguyên giám đốc đã cử anh Bình
phòng IT hỗ trợ kỹ thuật), vì vậy cũng có nhiều suy ngẫm về chứng khoán. Tuy
nhiên, nếu có tiền, Thăng sẽ dùng để đầu tư vào việc khác chứ không mua chứng. Những lý do
khiến Thăng không mặn mà với chứng khoán:
+
Mang tiếng là nhà đầu tư, nhưng bị đối xử như kẻ khờ.
+
Thiếu minh bạch, nhiều gian lận, chế tài trừng phạt những gian lận quá nhẹ
nhàng (bị phạt vẫn có lợi lớn).
+
Hệ thống kế toán của Việt Nam
khá lỏng lẻo và lạc hậu. Với chuẩn mực kế toán chặt chẽ của Mỹ vẫn xảy ra những
vụ gian lận sổ sách kế toán hàng chục tỉ USD (điển hình là vụ WorldCom
(năm 2002), Enron (2001)... ) thì ở Việt
Nam báo cáo lời, kiểm toán thành lỗ cũng không có gì là ngạc nhiên, và ngay cả
các kết quả kiểm toán cũng cần phải đặt vài dấu hỏi, kể cả kết quả của các công
ty kiểm toán có tên và có tuổi (vào Việt Nam họ phải kinh doanh theo kiểu Việt
Nam nếu không thì đói).
+
Giá cả bị cá mập thao túng, đánh lên đánh xuống.
+
Nếu có thông tin xấu, những nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người biết sau cùng, chẳng
kịp trở tay.
+
Lợi nhuận thì không có gì hơn các kênh đầu tư khác, nhưng phải theo dõi sát
sao rất mệt mỏi, dễ hồi hộp, đau tim. Để tâm trí thảnh thơi làm việc khác có lợi
hơn, cả về thời gian, sức khoẻ, tiền bạc lẫn hạnh phúc gia đình.
+
Tính thanh khoản không cao (so với tiền mặt, đô la, vàng…) và biến động khó lường.
+
Có những công ty vẽ ra dự án để bán cổ phiếu, trong đó có những dự án rất kém
hiệu quả.
+
Tình trạng phát hành thêm cổ phiếu vô tội vạ để moi tiền nhà đầu tư, tình trạng
chi cổ tức bằng cổ phiếu (làm ăn thua lỗ, phù phép các con số, vay chỗ này, đắp
chỗ kia, lấy tiền dự án sau trả nợ cho dự án trước thì lấy đâu ra tiền để chia
cổ tức)
+ Vốn của bạn có thể bị công
ty nơi bạn mở tài khoản lạm dụng.
+
Tự mình kinh doanh, nếu lỗ vốn cũng còn kinh nghiệm, có thêm các mối quan hệ
làm ăn, có thương hiệu, có khách hàng, tiền bạc chi tiêu như thế nào, vào việc
gì mình quản được. Nếu bạn không biết đầu tư vào đâu hãy vào trang web
RA.com.vn để tìm ý tưởng kinh doanh.
+
Đó là trong điều kiện bình thường, trong tình hình loạn lạc hiện nay càng phải dè
chừng.
Bạn vẫn có thể đầu tư chứng khoán nếu
có các điều kiện thuận lợi sau:
+
Có người nhà là lãnh đạo chóp bu của công ty định đầu tư.
+
Giá trị tài sản công ty đó (bao gồm giá trị thương hiệu, bất động sản, vị thế
kinh doanh...) được định giá quá thấp.
+
Bạn có tầm nhìn xa trông rộng, khả năng dự đoán tốt các nhu cầu, xu hướng phát
triển .
+
Nắm rõ nội tình của công ty.
+
Có vốn nhàn rỗi.
3 Lưu ý
1.
Hãy nghe lời phát biểu của các chuyên gia để tự mình phán đoán chứ đừng tin họ.
Các chuyên gia khi phát biểu đều vì lợi ích của bản thân, của tổ chức họ, hay được
thuê phát biểu như vậy, ít khi là một phát biểu vô tư... Nếu một người biết chắc
cổ phiếu nào tăng giá, họ sẽ sẵn sàng vay nóng mà âm thầm mua nó chứ làm gì có
chuyện tốt bụng cho người khác biết, và nếu thực sự có khả năng dự đoán chính xác
thì họ đã rất giàu rồi, đâu cần phải làm chuyên gia làm gì cho mệt. Cứ tin mấy
chuyên gia có mà bán nhà. Bạn hãy đặt câu hỏi: thằng cha này phát biểu như vậy
có động cơ gì? Hắn ta được lợi gì? (Hai câu hỏi này Thăng áp dụng cho mọi lĩnh
vực, không riêng gì chứng khoán, không phải lúc nào cũng đủ dữ liệu trả lời nhưng
cũng giúp đề cao cảnh giác).
2.
Ở nước ngoài, việc đầu tư chứng khoán thường thông qua các quỹ đầu tư lớn, các
công ty chuyên nghiệp, họ có chuyên gia giỏi, có công cụ, thông tin, các mối
quan hệ... để tăng khả năng thành công (nhưng không phải bao giờ cũng thành công).
Không có chuyện các chị em nội trợ, công chức nghiệp dư trực tiếp đầu tư như chúng
ta. Khi nhận đủ trái đắng, thì việc đầu tư chứng khoán sẽ trở về đúng quỹ đạo hợp
lý của nó.
3.
Hãy cẩn thận khi đầu tư chạy theo đám đông, có những người bạn tưởng là phe ta,
là chiến hữu thân thiết, thực ra là gián điệp của địch cài vào để điều khiển đám
đông. Mục đích của bạn là lợi nhuận, nhưng mục đích của người khác hay tổ chức
khác chưa chắc là giống bạn, có thể mục đích của họ là sở hữu công ty, nắm quyền
kiểm soát công ty, quyền ưu tiên mua cổ phiếu, hay để điều khiển thị trường…. Bạn
không biết mục đích của họ mà cứ chạy theo thì sẽ có có ngày gặp nạn mà không
hiểu tại sao. (Thấy người ta chạy về phía đám lửa cũng chạy theo thì nguy cơ là
từ phỏng nhẹ đến chết cháy, trong khi họ định rẽ đi đâu và rẽ lúc nào thì bạn hoàn
toàn mù tịt). Gian hồ hiểm ác, việc họ chỉ tay đường này nhưng chạy đường khác
là chuyện thường tình của những kẻ thông minh nhưng đểu cáng.
Ngô Thăng
RA.com.vn
- Ý Tưởng Kinh Doanh