Ý chí kinh doanh
Tăng cường ý chí kinh doanh
Tăng cường ý chí kinh doanh cho doanh nhân Việt+ Tập tính tự lập, suy nghĩ độc lập càng sớm càng tốt. + Nghĩ đến những thành công. + Đọc sách của các doanh nhân, nghiên cứu, học hỏi những tấm gương vượt khó để làm giàu. + Tham gia các hiệp hội, các câu lạc bộ doanh nhân, có bạn bè doanh nhân sẽ giúp bạn quyết tâm kinh doanh hơn. + Tập luyện thể thao, một cơ thể bệnh tật yếu đuối sẽ khó có ý chí kinh doanh mạnh mẽ. Thể thao cũng rèn luyện cho bạn sự phản ứng nhanh nhẹn, giảm sức ì. Môn thể thao phù hợp cho bạn là tennis vì có thể giao lưu với nhiều hội, mở rộng quan hệ, tốt cho sức khoẻ, rất hào hứng. Chơi thể thao cũng là cách để giải stress cho doanh nhân. + Hạn chế bàn bạc ý tưởng kinh doanh với những người cả đời chẳng bao giờ dám kinh doanh, hầu hết họ sẽ bàn ra làm bạn dao động tinh thần. Nếu cần tham khảo ý kiến, hãy hỏi những người đã từng kinh doanh là tốt nhất. + Nếu lo lắng việc kinh doanh thất bại sẽ ảnh hưỏng không tốt đến gia đình hãy chọn những ý tưởng kinh doanh ít vốn, dễ thực hiện, những thành công ban đầu sẽ giúp bạn có kinh nghiệm, tích luỹ được chút vốn và sự tự tin, sau đó có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác + Học tập, nâng cao kiến thức để tăng sự tự tin. + Dẹp bỏ tính sĩ diện. + Khởi nghiệp với chi phí tối thiểu, những thử nghiệm nhỏ để giảm thiệt hại nếu kinh doanh thất bại. Chi phí khởi nghiệp thấp sẽ giúp bạn bớt lo lắng. Tránh vay nóng, hạn chế vay ngân hàng để giảm bớt những áp lực không cần thiết. + Hãy chọn những ý tưởng kinh doanh mà bạn thực sự đam mê và có thế mạnh, điều này sẽ giúp bạn có nhiều quyết tâm kinh doanh. + Chuẩn bị sẵn các kịch bản cho các tình huống xấu để tránh bị động, bị sốc... vì khi khó khăn xảy ra nhiều người thường rất lo lắng, mất ăn mất ngủ mà không nghĩ được ý gì hay. Nếu bạn có thể sẵn sàng đương đầu với những tình huống xấu nhất thì bạn sẽ không còn lo lắng gì nữa. Sự chuẩn bị này còn là cơ hội để bạn đánh giá lại ý tưởng, cắt giảm những khoản đầu tư chưa thực sự cần thiết, tăng cường hiệu quả đầu tư, tránh những ý tưởng quá viễn vông, quá sức rủi ro. Ngô Thăng RA.com.vn - Ý Tưởng Kinh Doanh CÁC BÀI LIÊN QUAN |
Những trở ngại cho ý chí kinh doanh
Những trở ngại cho ý chí kinh doanh sẽ làm giảm khả năng thành công của bất kỳ ý tưởng kinh doanh nàoThiếu tính tự lập. Cách giáo dục Việt Nam khiến phần lớn mọi người có tính ỷ lại, sợ trách nhiệm, thiếu suy nghĩ độc lập. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần kinh doanh. Trẻ con phương Tây được dạy dỗ tinh thần độc lập từ rất sớm, được tập kiếm tiền, chi tiêu tiết kiệm từ nhỏ (có thể từ 5 tuổi đã bắt đầu kiếm tiền từ những việc đơn giản như giao sữa, giao báo cho hàng xóm), con cái những gia đình giàu cũng phải làm những việc lặt vặt, tầm thường để trang trải một phần chi phí. Còn Việt Nam thì sao? Phần lớn sinh viên Việt Nam vẫn phải sống nhờ bầu sữa của gia đình. Thậm chí có những cử nhân đã ra trường đi làm đã có lương vẫn phải xin tiền bố mẹ. Cha mẹ cũng giành quyền quyết định quá nhiều việc, thậm chí là việc chọn nghành chọn nghề, chọn người yêu cho con. Với cách thương con sai lầm như vậy làm sao có nhiều doanh nhân xuất sắc? Thực tế cho thấy nhiều doanh nhân thành đạt của Việt Nam cũng như trên thế giới có hoàn cảnh khó khăn, phải ra đời sớm, không được học hành đầy đủ, nhưng bù lại họ có may mắn sớm thoát khỏi sự kiềm tỏa từ gia đình, có tinh thần tự lập và khát vọng kinh doanh rất cao. Thiếu sáng tạo. Khác với phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân, tôn trọng những ý kiến khác biệt, khuyến khích sự sáng tạo. Cách giáo dục của chúng ta vẫn theo kiểu truyền thụ, thầy đọc trò chép. Cả xã hội, từ nhà trường đến gia đình hướng đến một mục tiêu là đào tạo ra học sinh giỏi, chăm, ngoan mà không cố gắng phát huy sự sáng tạo của học sinh. Mà học sinh giỏi của chúng ta lại theo một cái nghĩa rất hẹp đó là điểm cao. Học sinh của chúng ta làm tương đối tốt các môn lý thuyết nhưng khả năng thực hành thì nổi tiếng kém cỏi. Thiếu sáng tạo nên người Việt chỉ giỏi học lóm, cải tiến những thứ lặt vặt, xoàng xĩnh. Chúng ta cũng khó có thể sản sinh ra những nhà tư tưởng lớn, khó có những ý tưởng kinh doanh độc đáo, ít khát vọng đổi mới, ít tham vọng lớn kiểu như dẫn đầu thế giới, thay đổi thế giới, mục tiêu kinh doanh nhìn chung là nhỏ. Thiếu sáng tạo rất khó kinh doanh, khó xoay sở, dẫn đến thiếu tự tin và thiếu ý chí kinh doanh. Sợ thất bại, như đã nói trong bài ý chí kinh doanh, văn hoá chúng ta nhìn chung rất sợ thất bại, ngại đổi mới và chỉ chịu đổi mới khi bị dồn đến đường cùng. Vì vậy nhiều cơ hội, nhiều ý tưởng kinh doanh bị bỏ qua. Tâm lý của nhiều gia đình vẫn là muốn an toàn. Đây là một hòn đá tảng đè nén ý chí kinh doanh. Sĩ diện cao. Do sĩ diện nên nhiều người không muốn thử những lĩnh vực bị cho là thấp kém, không sang trọng, không phù hợp với vị trí, “đẳng cấp” hiện tại của mình. Những người rơi vào trường hợp này thì ý chí, khát vọng kinh doanh lĩnh vực đó cũng giảm đáng kể. Thiếu kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm quyết định 80% sự thành công nhưng cách giáo dục của chúng ta lại không chú trọng đến nhóm kỹ năng này. Điều này cũng tạo tâm lý e ngại, thiếu tự tin, kiềm hãm ý chí kinh doanh. Ngô Thăng RA.com.vn - Ý Tưởng Kinh Doanh CÁC BÀI LIÊN QUAN |
Ý chí kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất
Ý chí kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công. Đối với doanh nhân Việt Nam điều này càng thể hiện rõ nét. Nếu không có ý chí kinh doanh mạnh mẽ, dù có ý tưởng kinh doanh tốt cũng dễ thất bại, thậm chí tệ hơn là không dám kinh doanh.Vì sao ý chí kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất? -Vì có ý chí kinh doanh quá yếu, nhiều người ấp ủ kế hoạch kinh doanh từ năm này sang năm khác mà không dám triển khai. Ý chí của họ có lúc lên cao, có khi xuống thấp nhưng cuối cùng vẫn không vượt qua được nỗi lo sợ thất bại, không dám đối đầu với những khó khăn trở ngại. -Không có 1 ý chí kinh doanh mạnh mẽ, sẽ dễ dàng buông xuôi khi gặp những khó khăn lớn, khó xoay chuyển tình hình. -Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, sự liên kết giữa các bộ phận của kinh tế thế giới càng ngày càng chặt chẽ, cùng với nó là tần suất xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng cao do dễ bị ảnh hưởng dây chuyền. Chắc chắn trong lịch sự phát triển của công ty, sẽ có lúc bạn gặp khó khăn do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Bạn phải có đủ ý chí và bản lĩnh vượt qua vài cuộc khủng khoảng để trưởng thành hơn. Ý tưởng kinh doanh hay là chưa đủ -Môi trường kinh doanh khó khăn, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều sự nhũng nhiễu cũng làm nản lòng không ít người. Trong hoàn cảnh hiện nay, khó khăn càng nhân lên gấp bội: chứng khoán èo uột khó huy động vốn, lạm phát và lãi suất đều quá cao, khó tiếp cận các nguồn vốn, chi phí đầu vào liên tục tăng, đầu ra càng ngày càng khó khăn. Nếu không có ý chí kinh doanh mạnh mẽ sẽ sớm nản lòng. -Chúng ta thường được nghe Thất bại là mẹ thành công nhưng thực tế văn hóa của chúng chưa sẵn sàng cho thất bại. Người thất bại không được xem như là một người can đảm, dám nghĩ dám làm, đáng trân trọng, có kinh nghiệm, nên hợp tác mà bị xem là kẻ kém cỏi, bị thương hại. Lối suy nghĩ này làm nhiều người ám ảnh, đắn đo mà không dám kinh doanh, hoặc khi đã thất bại họ rất khó khăn triển khai một ý tưởng kinh doanh khác. Cũng chính vì sợ thất bại mà những người thân của doanh nhân nhiều khi rất tích cực phản đối các kế hoạch kinh doanh. Bạn phải có ý chí mạnh mẽ để vượt qua rào cản tâm lý này -Không có ý chí kinh doanh mạnh mẽ, nhiều cơ hội sẽ bị bỏ qua, làm giảm tốc độ phát triển và mở rộng của doanh nghiệp. Ngô Thăng RA.com.vn - Ý Tưởng Kinh Doanh CÁC BÀI LIÊN QUAN |
Thế mạnh của bạn
Có nhiều người cho rằng mình không có thế mạnh gì cả: không tiền, không quyền, không có bằng cấp, không kinh nghiệm, không có hỗ trợ từ gia đình… Thăng viết này nhằm giúp bạn có cái nhìn lạc quan hơn về những điểm yếu của mình. + Luôn thiếu thốn tiền bạc? Điều này sẽ giúp bạn có được quyết tâm, khát khao kiếm tiền, đặc biệt là suy nghĩ không có gì để mất sẽ giúp bạn dễ dàng từ bỏ công việc hiện tại để nắm bắt cơ hội mới (trong khi đây là quyết định rất khó khăn, mất nhiều thời gian thậm chí là gặp nhiều sự ngăn cản từ gia đình đối với những người đang có thu nhập khá). Những người xuất thân nghèo khó thường khó thành công hơn vì có ít cơ hội hơn, nhưng khi đã thành công thì họ có thể đạt thành tựu vượt trội. Hãy tìm hiểu thân thế những doanh nhân thành đạt bạn sẽ nhận ra rằng phần lớn trong số họ có xuất thân nghèo khó. Nếu thiếu vốn hãy bắt đầu với những ý tưởng cần rất ít vốn. + Không có bằng cấp? Nước ta vẫn có những người chỉ học đến lớp hai, lớp ba, xuất phát điểm chỉ là chiếc xe đạp cũ đi bán dạo, hay sản xuất nông nghiệp giản đơn (có người còn bị khiếm thị) đã trở thành giám đốc những công ty uy tín. Không tốn thời gian lấy các bằng cấp bạn sẽ có cơ hội vào đời sớm hơn, kiến thức xã hội phong phú, có được nhiều kỹ năng mềm mà không trường lớp nào đào tạo. Bạn nên biết rằng 80% sự thành công là do kỹ năng mềm quyết định. Trong danh sách những người giàu nhất thế giới, có nhiều người không học Đại Học hoặc bỏ học giữa chừng. Nhiều đại gia Việt Nam cũng không có bằng đại học, xuất thân nghèo khó. Bạn cũng có thể bổ sung kiến thức bằng cách tự học. + Không có chỗ dựa? Điều này giúp bạn có tinh thần tự lập cao hơn, bạn được làm chủ quyết định của mình, được làm điều mình đam mê ít chịu sự bàn ra tán vào hay sự ngăn cản từ những “chỗ dựa”, và bạn cũng sẽ có trách nhiệm và quyết tâm và đam mê cao hơn. + Không có kinh nghiệm? không ai tự nhiên mà có kinh nghiệm, ai cũng phải học hỏi hoặc trải nghiệm để có nó. Nếu là người đi sau bạn có thể học hỏi, rút kinh nghiệm từ những người đi trước (điều này giúp bạn rút ngắn thời gian và tiết kiệm tiền bạc). Không có kinh nghiệm cũng giúp bạn tránh được suy nghĩ theo lối mòn, để tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới đầy sáng tạo. + Khả năng giao tiếp? không phải doanh nhân nào cũng giỏi giao tiếp, nếu yếu khoản này bạn có thể điều hành qua văn bản, email, qua trợ lý… Nếu bạn có bằng cấp, kinh nghiệm, tiền bạc hay các mối quan hệ làm ăn… thì đơn giản rồi, hãy tận dụng những thế mạnh đó. |